Quy trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ

 

Tổng kho Thiết bị ô tô - Thiết bị dạy nghề

website : Doxethongminh.vn
Sđt 0365619929

Cầu nâng 2 trụ là 1 phần không thể thiếu trong các gara ô tô sửa chữa, dịch vụ ô tô hiện nay. Giữa 2 gara sửa chữa ô tô ô tô, 1 bên có cầu nâng 2 trụ và 1 bên không có cầu nâng 2 trụ thì chắc chắn khách hàng sẽ chọn gara sửa chữa ô tô có cầu nâng 2 trụ để chăm sóc cho con cưng của mình.

Chính vì thế, việc lắp đặt cầu nâng 2 trụ cực kỳ quan trọng cho gara sửa chữa ô tô, nếu ta nắm rõ quy trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ thì ta có thể giảm thiểu tối đa rủi ro về người cũng như tài sản. Việc thi công lắp đặt thiết bị này được tiến hành như thế nào, thực hiện làm sao để đảm bảo hiệu quả sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp người dùng lý giải vấn đề này.

Quy trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ

Trên thị trường hiện nay có 2 loại cầu 2 trụ có cổng đó là:

Cầu 2 trụ không cổng ( Cầu 2 trụ giằng dưới)

  • Dây cáp và ống dầu sẽ đều nằm ở dưới nên chiều cao của cầu sẽ ngắn lại so với loại cầu giằng trên.
  • Ưu điểm : Phù hợp ở những nơi có diện tích nhỏ, chiều cao của mái xưởng tương đối thấp.

Cầu 2 trụ có cổng ( Cầu 2 trụ giằng trên)

  • Dây cáp và ống dầu sẽ đều nằm ở trên cao,
  • Ưu điểm : Rất thoải mái và gọn gàng khi cho xe vào vị trí và nâng lên. Loại này cùng an toàn và chắc chắn đối với người sử dụng.

Hướng dẫn an toàn khi sử dụng cầu nâng 2 trụ :

Những điều cần lưu ý khi vận hành cầu 2 trụ

Nếu người vận hành thiết bị bất cẩn hoặc thao tác sai trong khi làm việc có thể gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Để ngăn chặn các rủi ro mất an toàn cho người và thiết bị thì chỉ những người đã được đào tạo và đã được kiểm tra mới được phép vận hành thiết bị này.

  • Kiểm tra tình trạng thiết bị hàng ngày. Không sử dụng thiết bị khi có trục trặc hoặc một bộ phận nào đó có hiện tượng hư hỏng.
  • Không vận hành thiết bị trong tình trạng quá tải. Khả năng tải của thiết bị được ghi trên tem nhãn sản phẩm.
  • Người vận hành phải được đào tạo và kiểm tra quy trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ .
  • Không vận hành thiết bị khi có người ngồi trên xe, khách hàng hoặc người không có nhiệm vụ không nên có mặt tại khu vực làm việc.
  • Để máy trong khu vực làm việc không bị hạn chế, tránh mỡ, rác hoặc các yếu tố hạn chế khác.
  • Duy trì khoảng cách nhất định giữa xe và phía trước của thiết bị không nên để xe chạm vào tay cầu hoặc các bộ phận khác.
  • Đưa xe vào vị trí cầu nâng cẩn thận, khóa tay nâng lên chiều cao cần thiết. Nếu làm việc trong xe, cầu nâng nên đưa lên vị trí thích hợp tạo điều kiện cho khóa an toàn của hệ thống ròng rọc có thể hoạt động.
  • Nếu đặt xe không đúng với vị trí sẽ dẫn đến xe không ổn định trên cầu nâng vì vậy cần tham khảo vị trí được chỉ dẫn bởi nhà sản xuất xe.
  • Thu dọn công cụ, vật dụng dưới gầm xe và mở khóa chốt an toàn trước khi tiến hành hạ cầu.
  • Sau khi hạ cầu, di chuyển vị trí tay nâng (nếu cần) trước khi di chuyển xe ra ngoài vị trí cầu nâng.

Quy trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ :

Chuẩn bị nền móng ( Đổ nền) : Việc chuẩn bị nền móng rất quan trọng, chúng sẽ quyết định độ an toàn, độ bền của cầu nâng 2 trụ.

  • Xác định vị trí lắp cầu nâng 2 trụ , tiếp đến các bạn tiến hành đào 2 hố móng với kích thước 1m x 1m x 1 m, tiến hành đổ bê tông để ít nhất 28 ngày sau khi đổ để bê tông đông kết hoàn toàn.
  • Diện tích tối thiểu để lắp đặt theo tiêu chuẩn sửa chữa ( RxD ): 4 x 7m. Tâm các móng cầu cần phải cách nhau 2870 mm và cách tường 1000 mm đối với cột đặt mô tơ và 800 mm cho cột còn lại.
  • Bê tông cần được gia cố bằng cốt thép và phải có khả năng chiu lực trên 3000 Pa
  • Mặt nền bê tông phẳng, mức dung sai trong khoảng 10 mm
  • Trong quá trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ , nếu phải sử dụng đệm chèn, vui lòng tham khảo ý kiến tư vấn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.
  • Nếu chiều dày và khả năng chịu lực của bê tông không đạt tiêu chuẩn, phải đổ lại bê tông (xem bản vẽ), nếu bề mặt không phẳng (dung sai độ phẳng quá lớn) cũng phải làm phẳng lại.


Cần kiểm tra các vấn đề trước khi tiến hành lắp đặt cầu nâng 2 trụ :

  • Tác nhân gây cản trở: Trong khu vực làm việc không nên có các tác nhân gây cản trở hành trình của cầu nâng như chân cột, điện hoặc đường ống.
  • Nền bê tông hỏng: Không nên lắp đặt thiết bị trên nền bê tông không đảm bảo chiều cao (độ dày) và khả năng chịu lực hoặc có dấu hiệu bị nứt. Có thể dùng biện pháp khoan dò lỗ để xác định chiều dày nền bê tông.
  • Nguồn điện tiêu chuẩn: Nguồn điện thiết bị sử dụng là nguồn điện 3 pha xoay chiều 380V/ 50Hz. Khuyến cáo tất cả các thao tác lắp đặt hệ thống điện nên được thực hiện bởi thợ điện có tay nghề.

Phương pháp lắp đặt cầu nâng 2 trụ :

  • Đặt cầu nâng lên vị trí đã được xác định, giữ chân đế trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
  • Đo kiểm tra lại thông số chiều cao, độ nghiêng bằng thước nước và dây (dây chỉ, cước). Trong quá trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ,nếu cần thiết có thể sử dụng các tấm đệm mỏng để điều chỉnh độ cao và độ nghiêng hai bên trụ cầu.
  • Đặt chân đế với các lỗ có sẵn như hướng dẫn, khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng trên nền và tiến hành cố định chân đế cầu bằng 6 bu lông nở. Khi lắp đặt cầu nâng 2 trụ, trong quá trình khoan lỗ, nên tránh các vị trí di chuyển của tay cầu.
  • Hiệu chỉnh chính xác lại các kích thước sử dụng thước nước và dây như trên, điều chỉnh bằng các đai ốc của bu lông nở chân trụ cầu.
  • Nạp đầy đủ lượng dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít)
  • Kết nối đường ống dầu cao áp
    Lưu ý lắp đặt cầu nâng 2 trụ: Nên sử dụng đai xiết và keo tại vị trí kết nối để đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ.
  • Lắp đặt cầu nâng 2 trụ, cân bằng cáp
  • Kết nối dây điện nguồn vào: Tháo vỏ hộp điện điều khiển và kết nối dây theo sơ đồ điện, chú ý đến các “pha” của nguồn điện, nếu bị đảo pha chỉ cần đảo vị trí hai dây pha đầu vào, nếu không cầu nâng sẽ không hoạt động.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cầu nâng 2 trụ ở đây

Các bạn có thể xem thêm tin tức tại đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách chọn màu xe theo phong thủy, hợp mệnh, hợp tuổi. (P1)

Sơ lược tóm tắt về dây chuyền đăng kiểm, các thiết bị kiểm định.

Giới thiệu bộ sưu tập Hè Thu Summer collection